6 lý do Shopee khóa tài khoản người bán bạn phải biết
Bị Shopee khóa tài khoản người bán là việc không ai muốn. Sau đây là các lý do khiến bạn bị khóa gian hàng trên Shopee. Tài khoản Shopee có dấu hiệu …
Thu hút khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tăng trưởng khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là Shopee. Rất nhiều nhà bán hàng phụ thuộc vào việc chạy quảng cáo để ra đơn hàng. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo ngày càng cao và hiệu quả quảng cáo ngày càng thấp khiến lợi nhuận bán hàng giảm rất nhiều. Nhiều nhà bán hàng không biết cách thu hút khách hàng sau cho hiệu quả để phát triển bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn những cách thu hút khách hàng mà không cần phụ thuộc vào công cụ quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử và tăng doanh số hiệu quả.
Quy tắc đầu tiên khi bán hàng online hiệu quả bạn cần nhớ là giá trị từ các khách hàng cũ của gian hàng:
“Chi phí để giữ 1 khách hàng rẻ cũ rẻ hơn 70% tìm kiếm khách mới”
Chi phí này giúp bạn hình dung hơn về cách tăng trưởng khi kinh doanh online cũng như các hình thức khác.
Đa phần người bán thường tập trung vào thu hút khách hàng mới, nên hầu hết những nhà bán hàng mới thường cố gắng để tiếp cận đến những đối tượng khách hàng mới này.
Điều này sẽ dẫn đến tác hại là chi phí dành cho việc tiếp thị ngày càng đắt nhưng lợi nhuận không thay đổi. Vì vậy, bạn nhanh chóng gặp khó trong kinh doanh mặc dù thời gian đầu phát triển rất tốt.
Thay vì tập trung tìm kiếm 100% khách hàng mới liên tục, lên kế hoạch tiếp cận những nhóm khách hàng cũ đã mua hàng tại gian hàng giúp bạn tăng lợi nhuận lên tốt hơn rất nhiều.
Một số thông kê sau sẽ giúp bạn làm rõ quan điểm này
Bạn có thể thấy bán hàng cho khách hàng cũ mang lại lợi nhuận và hiệu quả tốt hơn nhiều tìm kiếm 100% khách hàng mới.
Bạn cần kết hợp các kế hoạch bán hàng vừa tìm kiếm khách hàng mới vừa tiếp cận những nhóm khách hàng cũ để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Nguyên tắc thứ 2 giúp bạn thu hút thêm ượng khách hàng mới một cách hiệu quả là xin khách hàng những lời giới thiệu.
Ví dụ. Bạn có thể hỏi khách “Nếu chị có biết ai cũng cần dùng sản phẩm giống chị, chị giới thiệu giúp em luôn nha” khi liên hệ lại với khách hàng.
Đây là bước rất nhiều nhà bán hàng bỏ qua khi kinh doanh và bán hàng.
Thông thường khách hàng sẽ bỏ qua bước này nếu bạn không yêu cầu họ làm.
Lượng khách hàng tiềm năng đến từ việc giới thiệu sẽ chất lượng với chi phí rất rẻ (gần như không có) nếu bạn thêm những lời xin giới thiệu từ khách hàng.
Sau đây là 4 chiến lược bạn có thêm vào các bước kinh doanh hằng ngày giúp bạn tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn.
Sau khi đã giao hàng thành công, bạn hãy liên hệ với khách hàng không để lại đánh giá hoặc đánh giá kém.
Cách làm này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:
Điều này sẽ giúp gian hàng của bạn có thêm lượng đánh giá sản phẩm rất chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của gian hàng.
Trong trường hợp khách có đã để lại điểm đánh giá sản phẩm kém trước đó, việc bạn lắng nghe khách hàng cũng là một điểm tốt để tìm ra vấn đề của gian hàng chưa làm tốt.
Bên cạnh đó, rất nhiều khách hàng sẵn sàng đánh giá 5 sao từ đánh giá 1 sao trước đó cho bạn nếu người bán biết lắng nghe và tỏ thiện chí hỗ trợ người mua.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khách hàng có thể không hài lòng về những dịch vụ, vấn đề bạn không thể kiểm soát (giao hàng, vận chuyển, …), lúc này bạn nên đóng vai trò là người lắng nghe và hỗ trợ khách hàng thay vì giải thích và phân bua.
Khá nhiều trường hợp khách hàng đánh giá điểm review sản phẩm kém vì không biết cách sử dụng.
Có trường hợp khách hàng chỉ để đánh giá 3 sao do chưa biết cách sử dụng, trong phần bình luận sẽ đề cập sẽ đánh giá lại sau khi biết cách sử dụng.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
Nếu bạn để cho khách hàng tự mày mò, khi vượt quá thời gian đánh giá sản phâm, khách hàng sẽ không thể thay đổi lại điểm đánh giá.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm đánh giá trung bình của gian hàng bạn rất nhiều.
Mặc dù bạn đã đính kèm tài liệu hướng dẫn chi tiết trong sản phẩm, tỷ lệ khách hàng không biết cách sử dụng vẫn có nên bạn cần lưu ý hỗ trợ những trường hợp này.
Thay vì chỉ trả lời những câu hỏi mà khách hàng hỏi, bạn có thể chủ động trả lời và “dặn dò” khách hàng thêm những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Một vài ví dụ:
Khách hàng đang mua một sản phẩm sữa rữa mặt, bạn có thể đề cập thêm những lưu ý, mẹo để giữ cho da đẹp.
Khách hàng đang tìm mua một đôi giày thể thao, bạn có thể chia sẻ thêm về những mẹo tập thể thao hoặc cách tìm kiếm đôi giày phù hợp với mục đích của khách hàng.
Khách hàng đang tìm kiếm mua thức ăn cho vật nuôi, bạn có thể chia sẻ thêm những mẹo chăm sóc vật nuôi.
Đừng chỉ là trả lời những vấn đề khách hàng hỏi trực tiếp bạn, hãy cố gắng giải quyết những vấn đề khác mà sản phẩm của bạn đang không hỗ trợ.
Khách hàng sẽ có thiện cảm và luôn ưu tiên mua hàng tại gian hàng của bạn khi họ có nhu cầu.
Nếu khách hàng đã nhận hàng thành công, bạn hãy nhắn tin và cảm ơn khách hàng.
Đây là dịp rất tốt để bạn hỏi thăm khách hàng về trải nghiệm mua sắm của họ tại gian hàng của bạn.
Trong trường hợp khách hàng có một số vấn đề hài lòng, bạn cũng sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng để cải thiện thêm.
Nếu có lời giới thiệu từ người thân, bạn có suy nghĩ nhiều về mức độ uy tín của gian hàng nữa không?
Có lời giới thiệu từ khách hàng cũ, tỷ lệ mua hàng của các khách hàng được giới thiệu sẽ cao hơn rất nhiều so với khách hàng tự kiếm đến gian hàng của bạn.
Đây là vũ khí rất quan trọng để giúp gian hàng của bạn phát triển mà hoàn toàn không mất chi phí nào.
Vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội xin lời giới thiệu từ khách hàng cũ nhé.
Có rất nhiều chiến lược bán hàng khác nhau giúp bạn tăng doanh số.
Việc tập trung vào trải nghiệm khách hàng là một cách rất hiệu quả về lâu dài giúp gian hàng có một lượng khách hàng trung thành nhưng chi phí rất thấp.
Bạn có thể thử ngay 4 cách thu hút khách hàng trên để tăng doanh số bán hàng trên Shopee một cách hiệu quả nhé.
Theo bạn, cách nào là hiệu quả nhất trong 4 cách vừa đề cập trên? Bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Bị Shopee khóa tài khoản người bán là việc không ai muốn. Sau đây là các lý do khiến bạn bị khóa gian hàng trên Shopee. Tài khoản Shopee có dấu hiệu …
Shop yêu thích là một danh hiệu của người bán khi kinh doanh trên Shopee. Gian hàng được công nhận là Shop Yêu Thích phát triển gian hàng tốt hơn các …